Kinh châu chia nhỏ trong tay Ngụy và Ngô Vấn đề Kinh châu thời Tam Quốc

Sau trận Di Lăng, Kinh châu chính thức trở thành sở hữu tay đôi giữa Ngô và Ngụy. Tuy không còn sự chiếm đóng của Thục, việc tranh chấp tại đây vẫn luôn nóng bỏng. Chiến trường chính trong các cuộc giao tranh trong nhiều năm tiếp theo vẫn là Di Lăng, Giang Lăng (đất Ngô) và Tương Dương (đất Ngụy). Hai bên tấn công qua lại vào lãnh thổ Kinh châu của nhau nhưng cuối cùng không phát triển được thêm. Sau nhiều trận giằng co, địa bàn Kinh châu giữa Ngô và Ngụy cơ bản vẫn là sự phân chia sau trận Di Lăng.

Cả hai bên Ngụy và Ngô đều không những không giảm mà còn tăng cường sự chú trọng đến địa bàn Kinh châu. Mấy quận ở phía tây tách ra từ Ích châu của Thục theo về, nhà Tào Ngụy không đặt Ích châu thuộc Ngụy mà mang nhập vào Kinh châu, điều đó cho thấy chính quyền Tào Ngụy rất sự coi trọng phòng thủ Kinh châu[15].

Về phía Ngụy, năm 227, Ngụy Minh Đế lại cắt mấy huyện của quận Tân Thành ra đặt quận thứ 8 là Thượng Dung, mà trị sở là huyện Thượng Dung. Dù quận Thượng Dung từng bị bỏ năm 230, nhưng sau đó đến năm 237 lại được lập lại với địa giới có thay đổi nhưng trị sở hạt nhân vẫn là huyện Thượng Dung[16]. Như vậy Kinh châu thuộc Ngụy có 8 quận, tăng thêm nhiều so với thời Tào Tháo.

Đông Ngô cũng tiếp tục chia nhỏ Kinh châu, đặt thêm các quận Cố Lăng (tách từ Nghi Đô), Di Lăng (sau đổi là Tây Lăng, tách ra từ Nghi Đô), Giang Lăng (tách ra từ Nam quận), Kiến Bình (Tôn Hưu tách từ quận Nghi Đô), Thiên Môn (tách từ quận Vũ Lăng), Thủy An, Thiệu Lăng (Tôn Hạo tách từ Linh Lăng), Thủy Hưng (tách từ Quế Dương), An Thành (tách từ Trường Sa của Kinh châu và Dự Chương, Lư Lăng của Dương châu)… Địa bàn Kinh châu thuộc Ngô đến cuối thời Tam Quốc có tất cả thành 18 quận.

Các sử gia đánh giá việc cả Ngô và Ngụy ra sức tăng cường số quận tại Kinh châu là do các chính quyền đều chú trọng củng cố thế đứng tại đây, vì vị trí chiến lược quan trọng hàng đầu của châu này trong cuộc chiến 3 nước[15].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vấn đề Kinh châu thời Tam Quốc http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E...